Bán rẻ key, tài khoản để 'rửa tiền'

Thứ năm - 20/05/2010 16:04
Bán rẻ key, tài khoản để 'rửa tiền'

Bán rẻ key, tài khoản để 'rửa tiền'

Các dịch vụ sử dụng tài khoản trả phí đang trở thành "khe cửa" giúp tin tặc Việt Nam "rửa tiền".
Dạo một vòng qua internet với số tiền dao động 30.000 - 150.000 đồng là người dùng có thể sở hữu một key bản quyền cho bất cứ phần mềm nào.
Được rao bán phổ biến nhất là các sản phẩm của Microsoft như các phiên bản hệ điều hành Windows và Office. Giá key bản quyền một sản phẩm Microsoft Windows 7 (có giá 219 USD trên website của Microsoft) được rao bán với giá 50.000 - 150.000 đồng/key không kèm DVD cài đặt.

Rẻ hơn, các bản Micrsoft Office thì có giá từ 30.000 - 50.000 đồng (giá trên website của Microsoft là 499,95 USD).


Được rao bán phổ biến nhất là các sản phẩm của Microsoft như các
phiên bản hệ điều hành Windows và Office.

Ngoài các sản phẩm của Microsoft, các sản phẩm bảo mật cũng chịu chung số phận key lậu hoành hành. Chỉ phải bỏ ra 40.000 - 120.000 đồng (rẻ bằng 1/7 so với giá phân phối), người dùng có thể sở hữu một chương trình Kaspersky Internet Security thời hạn một năm.

Đặc điểm chung của các loại key giá rẻ là đoạn mã in cẩu thả trên một mẩu giấy nhỏ hay qua tin nhắn sms hoặc email.



Tài khoản các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.

Không chỉ các key phần mềm được rao bán, thị trường "giá rẻ" trên mạng Internet còn bao gồm các tài khoản iTunes, PlayStation Network và các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến như MediaFire, Rapidshare...

Tài khoản Playstation, iTunes là những "chìa khóa" để người dùng máy chơi game PSP, iPhone, iPod... tiếp cận và tải các ứng dụng trực tuyến.

Vậy mà, ở trên mạng, người dùng chỉ cần bỏ ra 200.000 - 300.000 đồng là có thể sở hữu tài khoản iTunes 300 USD. Với tài khoản Playstation Network thì tỉ lệ cao hơn một chút, bỏ ra 100 nghìn người dùng có thể sở hữu một tài khoản 50 USD.

Nguồn gốc giá rẻ?

Theo tìm hiểu của Đất Việt, tất cả các tài khoản trực tuyến cũng như các bản quyền phần mềm rao bán trên mạng đều có nguồn gốc bất hợp pháp vì việc "đại hạ giá dịch vụ" hay sản phẩm thấp hơn tới vài chục lần là chuyện không thể xảy ra.

Hùng, một người đã có một thời gian tham gia rao bán những sản phẩm giá rẻ trên mạng, biết: "Tất cả những sản phẩm này chỉ là một kiểu "rửa tiền" của tin tặc mà thôi".

Theo Hùng, người bán sản phẩm này thường sử dụng những thông tin tài khoản thẻ tín dụng mua lại từ các tin tặc (với giá 2 - 6 USD/ mỗi thẻ tín dụng) và mua hàng loạt các tài khoản dịch vụ với giá trị lên tới vài trăm USD sau đó bán lại kiếm lời.


Thông tin tài khoản thẻ tín dụng được rao bán công khai trên Internet.

Khi được hỏi cụ thể, Hùng kể anh thường chuyển tiền qua Liberty Reserve (một cổng thanh toán có khả năng rút tiền về Việt Nam) cho tin tặc để mua thông tin thẻ tín dụng.

Các thẻ tín dụng có giá 2 USD Hùng thường mua tài khoản Technet hoặc MSDN của Microsoft. Mỗi tài khoản này lấy được 10 key cho mỗi phần mềm của Microsoft và bán lại kiếm lời.

Còn những thẻ tín dụng có giá cao hơn tương đương với số tiền trong tài khoản lớn hơn, Hùng thường mua tài khoản iTunes và PlayStation Network.

Với những vụ mua bán như thế này, Hùng kiếm được gấp 5 - 6 lần số tiền bỏ ra.

Nhưng khi được hỏi vì sao lại từ bỏ nghề, anh cho biết, nghề này quá nguy hiểm vì muốn bán được hàng phải đề tên tuổi và địa chỉ công khai nhằm tạo uy tín.

Theo Đất Việt, QTM
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới
 

Sản phẩm số

Sản phẩm số
Báo Cao Bằng Online
Cao Bằng Portal

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 6


Hôm nayHôm nay : 882

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7750512