Trước khi sáp nhập, huyện Hà Quảng có 30 xã, thị trấn (6 xã khu vực II, 24 xã khu vực III); sau sáp nhập các ĐVHC còn 21 xã, thị trấn. Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, huyện có 4 xã khu vực I, các xã này không thuộc diện ĐBKK, thôi không được thụ hưởng 12 chế độ, chính sách. Năm 2021 có 6.972 đối tượng dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế; năm 2022 còn 1.855 thẻ, giảm 5.117 thẻ. Toàn huyện có 7 xóm ĐBKK thuộc xã Ngọc Đào và thị trấn Xuân Hòa. Lương Can là xã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ bị giảm mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương. Về chính sách đối với giáo viên và học sinh, có 2.177 học sinh không thuộc đối tượng mua thẻ bảo hiểm y tế; học sinh ở các xóm ĐBKK do sáp nhập với xóm có điều kiện thuận lợi nay không được hưởng hỗ trợ tiền ăn trưa, bán trú. Chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh do phân định khu vực có 850 hộ bị ảnh hưởng không được vay theo chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
Việc sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC, hiện số lượng CB,CC nói chung, số lượng CB,CC cấp xã nói riêng dôi dư tương đối lớn, chưa có giải pháp bố trí, sắp xếp theo lộ trình đề ra. Cấp huyện có 173 người, bố trí theo quy định 153 người, dôi dư 20 người; cấp xã 561 người, bố trí 436 người, dôi dư 125 người. Dự kiến đến năm 2025 tiếp tục thực hiện giảm biên chế khoảng 90 người. Về cơ sở vật chất sau sáp nhập, huyện có 276 cơ sở nhà, đất các loại, dự kiến tiếp tục sử dụng 241 sơ sở, chuyển cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng 29 cơ sở đất. Để đáp ứng quy định đối với các đơn vị sau sáp nhập, huyện dự kiến tiếp tục đầu tư, xây dựng các công trình khoảng 183,5 tỷ đồng...
Đoàn công tác khảo sát thực tế trụ sở làm việc Huyện ủy Thông Nông cũ và 2 hộ gia đình ở xóm Nà Việt, xã Lương Can.