Trong những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, đã tạo bước chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội trong vùng đồng bào dân tộc, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, xóm, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hà Quảng.
Hà Quảng là huyện biên giới và cũng là một trong 6 huyện nghèo của Tỉnh Cao Bằng với tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn chiếm 46,14%. Cũng chính vì vậy, Hà Quảng được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã đầu tư nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, biên giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và rút ngắn dần khoảng cách miền núi, đồng bằng.
Những năm qua, nguồn vốn chương trình 135 đã đầu tư trên 107 tỷ đồng, để đầu tư xây dựng được 67 công trình giao thông, nước sinh hoạt, trường học, trình thủy lợi… Chương trình còn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đang dạng hoá sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo và hỗ trợ cho 6.646 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ngồn vốn để phát triển kinh tế.
Kênh mương nội đồng được kiên cố hóa Bằng sự hỗ trợ của Nhà nước, 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Hà Quảng đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhiều chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo được quan tâm kịp thời, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên. Toàn huyện có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 192/213 xóm có đường giao thông đi lại thuận lợi, 100 % xã có trụ sở làm việc được kiên cố hóa, 90% số phòng học kiên cố, 166/213 xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống thủy lợi tưới tiêu được xây dựng kiên cố; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 62 triệu đồng/hộ/năm; 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 96% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 100% người dân tộc thiểu số đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế toàn dân…
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Nhận thức rõ về tâm quan trọng của chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc ở địa phương. UBND huyện đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia cấp huyện tập trung chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp và đã lựa chọn một số cây trồng mũi nhọn để sản xuất phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng như: ngô, lạc, gừng trâu... Tất cả các mô hình, chương trình dự án đã được liên kết với các công ty, doanh nghiệp ổn định về đầu ra bao tiêu sản phẩm cho bà con nhân dân. Thực hiện mục tiêu đó, huyện đã tổ chức được trên 80 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây trồng, bảo vệ thực vật cho 5.729 lượt người là hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, thôn, bản. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo cơ hội cho lao động thuộc hộ nghèo tìm được một công việc phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân để có công ăn việc làm ổn định.
Phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, Hà Quảng hôm nay đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư, mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc để đưa Hà Quảng trở thành một trong những vùng trọng điểm về phát du lịch truyền thống lịch sử, xứng đáng là địa phương đi đầu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Cao Bằng./.
Hà Quân - Phùng Đào