Hà Quảng là huyện miền núi vùng cao, biên giới, nằm ởphía Bắc của tỉnh Cao Bằng.Trước khi sáp nhập, huyện có diện tích tự nhiên hơn 45.322 ha với tổng dân số hơn 34.000 người. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn, địa hình của huyện phức tạp chia làm hai vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 06 xã, 01 thị trấn và vùng cao có 12 xã chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, khan hiếm nước; toàn huyện có 213 xóm hành chính, huyện có cửa khẩu Sóc Giang tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa với Trung Quốc góp phần phát triển kinh tế
Thực hiện chủ trương lãnh, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, huyện Hà Quảng nằm trong diện sáp nhập của tỉnh. Theo đó, sáp nhập huyện Thông Nông với huyện Hà Quảng thành một huyện mới (gọi là huyện Hà Quảng). Huyện chú trọng công tác tuyên tuyền đến toàn thể các chi, đảng bộ trực huyện Huyện ủy, các phòng, ban, ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cấp huyện; toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân từ đó giúp họ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp đơn vị hành chính, thống nhất trong nhận thức và hành động.
Sau khi sắp xếp, sáp nhập, Hà Quảng vẫn là huyện vùng cao, biên giới, từ trung tâm huyện đến trung tâm tỉnh Cao Bằng khoảng 40 km; tiếp giáp với các huyện Hòa An, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Po, huyện Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốcvới diện tích tự nhiên 810,9399km
2 với 2/3 diện tích là núi đá, địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành hai tiểu vùng rõ rệt (vùng cao và vùng thấp). Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 2 thị trấn; có 8 xã giáp với Trung Quốc với đường biên giới hơn 71 km, dân số hơn 59.000 người. Đảng bộ huyện có trên 7.600 đảng viên với 53 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, 302 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.
Huyện từ 2 huyện thành 1 huyện, đơn vị hành chính cấp huyện từ loại III thành loại II; đơn vị hành chính cấp xã từ 30 đơn vị còn 21 đơn vị, loại I (9 đơn vị), loại II (11 đơn vị); loại III (01 đơn vị); từ 366 xóm, tổ dân phố còn 159 xóm, tổ dân phố, loại I: 09 xóm, loại II: 33 xóm, loại III: 153 xóm. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy sau khi sáp nhập cơ bản đảm bảo về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức, các hoạt động tại đơn vị mới tiếp tục duy trì, không bị gián đoạn.
Một góc thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng Nhìn chung, việc sắp xếp đơn vị hành chính tại huyện Hà Quảng thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo, quản lý của địa phương, nhận được đồng lòng, ủng hộ trong các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân, tiến độ thực hiện sáp nhập đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian theo kế hoạch của tỉnh, của huyện đề ra. Quaquá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền huyện Hà Quảng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về chủ trương sắp sếp, sáp nhập để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ tính cần thiết và hiệu quả của việc sắp xếp, sáp nhập tạo sự yên tâm, tin tưởng, đồng thuận và thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
Hai là, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể. Xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát; cần thực hiện thí điểm tại một số địa bàn, rút kinh nghiệ và có lộ trình thực hiện phù hợp.
Ba là, việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định, tiến hành thận trọng, chặt chẽ; vừa đảm bảo xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa đảm bảo kế thừa thành quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đảm bảo hạ tầng cơ sở trước khi thực hiện.
Bốn là, chủ động dự trù kinh phí, xây dựng phương án cụ thể đối với việc sắp sếp tổ chức bộ máy bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đôi dư ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc của địa phương.
Năm là, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ, cung cấp các dịch vụ công tác tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau hi sắp xếp. Thường xuyên nắm tình hình giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh và những tồn đọng sau sắp xếp, sáp nhập.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Hà Quảng đã tạo ra sự thay đổi tích cực về đất đai, dân số, không gian để quy hoạch; giúp cho bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương tinh gọn, giảm được nhiều đầu mối, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ… trên cơ sở đó phát huy được các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở địa phương./.
Văn Thị Như Quỳnh
Trường Chính trị Hoàng Đình Giong