Nhân dân Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng kính yêu Bác Hồ như một vị cha già. Tại xóm Pác Bó, nhà nào cũng có bàn thờ của Bác để tưởng nhớ tới công lao của Người.

Xuân về nhớ Bác

Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng - nơi ghi dấu một thời gian hoạt động cách mạng gian khổ của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. 81 năm kể từ mùa xuân đầu tiên Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (năm 1941), những hình ảnh, câu chuyện về một "ông Ké" giản dị, ân cần vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người dân Pác Bó. Mỗi độ xuân về, khi khoảnh khắc đất trời và lòng người giao hòa, nhân dân Việt Nam mọi thế hệ nói chung và người dân xóm Pác Bó nói riêng đều thành kính nhớ về Người - vị Cha già kính yêu của dân tộc với lòng biết ơn vô hạn.

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm, chúc Tết đồng bào và bộ đội - Tết Đinh Mùi, tháng 2/1967. (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Cuộc đời và những mùa xuân của Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời của mình, Bác Hồ đã từng đón xuân trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt, từ gian nan, đau khổ đến vinh quang hạnh phúc. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sinh ra ở quê ngoại (làng Hoàng Trù) vào ngày 19/5/1890, quê nội là Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), chỉ 5 năm đầu đời, Nguyễn Sinh Cung ăn Tết ở quê nhà.

Đường vào Khu di tích lịch sử Kim Đồng được tôn tạo khang trang.

Khu di tích lịch sử Kim Đồng - "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống của Đội

Những ngày tháng Năm, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đông đảo các đoàn thiếu nhi đến thăm quan, báo công, tổ chức Lễ kết nạp đội viên mới trước Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng - người Đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Chiếc bàn đá Bác thường ngồi làm việc được rào chắn bảo vệ tại Khu di tích đặc biệt Pác Bó. Ảnh: Thanh Thuận

Về với cội nguồn Pác Bó

Nhắc đến Pác Bó (Cao Bằng), trong tâm trí mỗi người dân đất Việt đều luôn hiển hiện trong lòng hình ảnh ông Ké (Bác Hồ) trong bộ quần áo chàm của dân tộc Nùng đêm ngày “dịch sử Đảng”, vạch ra đường lối, sách lược để lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Pác Bó trở thành nơi cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” thiêng liêng gắn liền với giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam những năm 1941 - 1945.

Bản đồ hành chính huyện Hà Quảng

Mốc son lịch sử của cách mạng tháng 8/1945

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một mốc son lịch sử chói lọi, một bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta từ kiếp nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là biểu tượng tuyệt vời về sức mạnh tinh thần, đoàn kết ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của toàn thể người dân Việt Nam.

Du khách tham quan hang Cốc Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.   Ảnh: Thế Vĩnh

“Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi”

Những ngày tháng Tám lịch sử này, hòa trong dòng người khắp nơi hành trình về nguồn tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) - nơi mỗi tấc đất đều mang trong mình dấu tích gắn với Bác Hồ, trong đó, điểm di tích hang Cốc Bó luôn khiến mọi người xúc động.

Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945. (Ảnh tư liệu)

Mãi tỏa sáng tinh thần Cách mạng Tháng Tám!

Những ngày này, 73 năm về trước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Ðảng, nhân dân ta từ bắc chí nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị về nông thôn, chớp thời cơ ngàn năm có một đoàn kết đứng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt kiếp nô lệ, lầm than, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước.

Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu)

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần và những giá trị của cách mạng tháng Tám, kiên định mục tiêu, lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Ảnh: T.L

Sáng mãi chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Cách đây 52 năm, ngày 17/7/1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra hết sức quyết liệt, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế khắp năm châu. Trong lời kêu gọi lịch sử ấy, có câu nói nổi tiếng đã trở thành chân lý của mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Đền thờ Nùng Trí Cao.

Đền thờ Nùng Trí Cao và “Thung lũng treo” Sóc Giang

Trên đất Cao Bằng, đền thờ Nùng Trí Cao được nhân dân lập ở nhiều nơi, như ở các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Quảng Uyên... Trên tuyến tham quan phía Bắc, sau khi tham quan các điểm di tích, danh lam trên địa bàn huyện Hòa An, thăm thung lũng Kéo Yên (Hà Quảng), du khách sẽ có dịp đến với đền thờ Nùng Trí Cao ở xóm Cốc Vường, xã Sóc Hà (Hà Quảng).

Hang Phia Nọi nơi thành Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Quảng

Đổi thay ở nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Hà Quảng

Cách đây 87, ngày 20/6/1931, Chi bộ Ðảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hà Quảng được thành lập tại Hang Phja Nọi, xóm Cốc Sâu, xã Sóc Giang (nay thuộc xã Nà Sác). Chi bộ gồm ba đảng viên: đồng chí Hoàng Tô, Đào Đức, Phúc Kiến, do đồng chí Hoàng Tô làm Bí thư Chi bộ. Từ đây nhiều phong trào đấu tranh cách mạng diễn ra mạnh mẽ. Về với "Địa chỉ đỏ" của Ðảng bộ xã Nà sác, huyện Hà Quảng, dễ dàng nhận thấy cuộc sống nơi đây đổi thay từng ngày.

Ngày 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại

Kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay, biết bao sự kiện trọng đại diễn ra trên hành tinh, nhưng các thế hệ người dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ xã hội trên thế giới vẫn mãi mãi ngưỡng mộ, tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ - một trong những chiến công chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

Các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng. Ảnh: TTXVN

Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975 với sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại thắng mùa Xuân 1975 là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi đó là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên: Độc lập, thống nhất đất nước. Đại thắng mùa Xuân 1975 phản ánh bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sức mạnh đó đã và đang là động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới hiện nay.

Du khách tham quan hang Cốc Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Khu di tích QGĐB Pác Bó: Đón trên 2.000 đoàn khách trong nước và quốc tế

Năm 2017, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) đón trên 2.000 đoàn khách trong nước và quốc tế với khoảng 140.000 lượt khách, trong đó, trên 6.500 lượt khách quốc tế.

Khu Di tích Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về Pác Bó theo dấu chân Bác Hồ

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó được xem như bảo tàng sống động, lưu trữ tư liệu, hiện vật gắn liền với giai đoạn non trẻ của cách mạng Việt Nam, với cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi tưởng nhớ, khắc ghi công lao to lớn của Người đối với dân tộc, nơi nhân dân thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với Người, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ.

Khu di tích lịch sử Kim Đồng - nơi giáo dục truyền thống cho thiếu niên, nhi đồng cả nước

Đổi thay trên quê hương Kim Đồng

Những ngày đầu tháng Năm lịch sử, chúng tôi có dịp về làng Nà Mạ, xã Trường Hà (Hà Quảng) - quê hương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sỹ Kim Đồng (tức Nông Văn Dền) - người Đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh), cảm nhận rõ sự khởi sắc của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng… Nà Mạ hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ trên bước đường đổi mới.

Bác Hồ về nước (xuân Tân Tỵ 1941).

Tết đầu tiên của Bác Hồ tại Pác Bó

Ngày 28/1/1941 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng). Đồng bào Pác Bó - nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kính yêu của Đảng và dân tộc ta, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đó, Cao Bằng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với tên tuổi của Người, gắn liền với lịch sử vẻ vang của đất nước Việt Nam.

Làng Nà Nghiềng, xã Sóc Hà (Hà Quảng).

Di tích lịch sử cách mạng xã Sóc Hà (Hà Quảng)

Xã Sóc Hà nằm ở phía tây bắc của huyện Hà Quảng, có đường biên giới 6,7 km giáp với Trung Quốc. Khoảng cuối năm 1893, thực dân Pháp tổ chức lại các đơn vị hành chính, xã Sóc Hà còn gọi là xã Sóc Hồng, thuộc châu Hà Quảng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp còn gọi là xã Sóc Giang, bao gồm các xã: Sóc Hà, Quý Quân, Nà Sác hiện nay. Năm 1958, xã Sóc Giang chia tách thành 3 xã: Sóc Hà, Quý Quân, Nà Sác. Địa danh Sóc Giang là trung tâm của châu Hà Quảng và huyện lỵ Hà Quảng đến năm 1979.

Kim Đồng - người thiếu niên dũng cảm

Kim Đồng - người thiếu niên dũng cảm

Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên nhi đồng cứu quốc làng Nà Mạ, tham gia cách mạng từ nhỏ. Với lòng gan dạ, dũng cảm, tấm gương hy sinh anh dũng của Kim Đồng đã được ghi vào lịch sử của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Cổng Làng văn hóa Hòa Mục, xã Nà Sác (Hà Quảng) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Minh Tuyền

Đảng bộ Nà Sác phát huy truyền thống xã “Đỏ” anh hùng

Nà Sác là một xã biên giới của huyện Hà Quảng - nơi cách đây 85 năm, ngày 20/6/1931 đã thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hà Quảng. Trước Cách mạng Tháng Tám, Nà Sác là xã đầu tiên xây dựng thành công phong trào toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh, được ghi danh là xã “Đỏ” anh hùng.

1, 2  Trang sau 
Báo Cao Bằng Online
Cao Bằng Portal

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30


Hôm nayHôm nay : 1279

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 101518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7564854