Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.

Hà Quảng nhớ Bác

Trong không khí náo nức của mùa xuân, cả nước cùng nhớ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu. Ở khắp nơi nơi, từ vùng quê đến đô thị, từ miền núi đến hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng ra sức thi đua lao động, sản xuất, làm nhiều việc tốt, việc hay để dâng lên Vị cha già dân tộc. Cùng với cả nước, mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Hà Quảng quyết tâm lập nhiều thành tích để báo công lên Bác kính yêu.

Pác Bó - nơi Bác Hồ về nước năm 1941 trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam nay đã trở thành Khu di tích Quốc gia đặc biệt, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, du lịch.

Hà Quảng mãi nhớ tên Người

Cứ mỗi độ Xuân về, người dân Hà Quảng lại nao nao nhớ Bác. Lời dạy ân cần của Người dành cho quê hương Hà Quảng khi Người về thăm Cao Bằng và Hà Quảng vào những ngày Tết Tân Sửu 1961. Sự quan tâm sâu sắc cùng những lời chỉ bảo của Bác như kim chỉ nam, để trong suốt 81 năm qua, Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Hà Quảng nỗ lực ra sức thi đua, xây dựng quê hương cội nguồn cách mạng phát triển như ngày hôm nay.

Lán Khuổi Nặm (Pác Bó) - nơi Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (từ ngày 10 - 19/5/1941), ra Nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Mặt trận Việt Minh.

Những quyết định và sáng lập quan trọng của Bác Hồ ở Cao Bằng (1941 - 1945)

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về nước hoạt động và gắn bó với Cao Bằng là sự nối tiếp dòng chảy của thời gian 30 năm Bác sống và hoạt động ở nước ngoài. Ngay khi trở về Tổ quốc, Bác và những đồng chí của mình bắt tay ngay vào việc xây dựng căn cứ địa cách mạng: Bác đã ra sức tổ chức, hoạt động để thực hiện những gì mà suốt 30 năm trước đó Người hằng ấp ủ, mong đợi.

Suối Lê-nin, núi Các Mác, xã Trường Hà (Hà Quảng).

Nhớ sáng xuân xưa

Tôi về Pác Bó trong một buổi sớm đầu xuân để thực hiện cuộc hành trình theo chân Bác đã từng ấp ủ bấy lâu nay: Đi từ cột mốc 108 xuôi xuống đầu nguồn, tỏa ra các cánh rừng và bản làng yêu dấu… Sáng sớm tinh mơ, cảnh sắc núi rừng đang đẫm mình trong màn sương giăng giăng yên tĩnh, thanh bình, như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về... Im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…”.

Suối Lê Nin, núi Các Mác (Ảnh: LH)

Những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi du lịch Pác Bó

Là một xóm nhỏ biên giới thuộc xã Trường Hà (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), Pác Bó là địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến với Cao Bằng. Tới Pác Bó vào thời gian nào trong năm, du khách đều có thể trải nghiệm những điều thú vị riêng biệt chỉ có ở nơi đây.

Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng). Ảnh: Thế Vĩnh

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Mùa xuân năm 1941, các dân tộc ở Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của Đảng và nhân dân ta sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân đã trở về Tổ quốc (ngày 28/1/1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Một góc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Ảnh: Cao Bằng Hóng).

Mùa xuân về thăm suối nguồn cách mạng Pác Bó

Nhắc đến Pác Bó (Cao Bằng), trong tâm trí mỗi người dân đất Việt là hình ảnh ông Ké - Già Thu - Bác Hồ kính yêu trong bộ quần áo chàm của dân tộc Nùng đêm ngày "dịch sử Đảng”, vạch ra đường lối để lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Pác Bó trở thành "địa chỉ đỏ” gắn liền với giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam những năm 1941 - 1945. Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng 52 km. Nơi đây từng là “đại bản doanh”, “ngôi sao cách mạng” của cả nước, cũng là quê hương thứ hai của Bác Hồ kính yêu.

Làng Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) ngày càng phát triển.

Đổi thay trên quê hương cách mạng

Chúng tôi đến xã Trường Hà (Hà Quảng) dịp kỷ niệm 80 năm Ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước (28/1/1941 - 28/1/2021), Bí thư Đảng ủy xã Nông Văn Tuân đưa chúng tôi đi thăm các xóm Pác Bó, Bản Hoàng, Nà Mạ… Đường vào các bản xây to, rộng chạy quanh co dưới chân núi, tươi thắm màu cờ Tổ quốc tung bay, nhà nhà treo ảnh Bác Hồ tại nơi trang trọng nhất. Dân bản từ người già đến trẻ nhỏ đều nhớ những tháng ngày Người về nước gắn bó với dân bản để xây dựng con đường cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Tình cảm, lời Người còn mãi nơi đây, là nguồn sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân xã Trường Hà xây dựng quê hương cội nguồn cách mạng ngày càng giàu đẹp.

Diện mạo nông thôn mới xã Trường Hà (Hà Quảng). Ảnh: Thế Vĩnh

Về Pác Bó nhớ Bác Hồ

Năm 1941, nhân dân xã Trường Hà (Hà Quảng) vinh dự đón Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước gây dựng phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Trường Hà nay đổi khác nhiều, đường lớn thênh thang, ruộng nương bát ngát xanh ngắt một màu, đời sống nhân dân ngày càng ấm no. Với ý nghĩa lịch sử to lớn, Pác Bó trở thành Khu di tích Quốc gia đặc biệt, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Các em học sinh lên dâng hương Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng mãi tên người Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Người là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Non nước Cao Bằng nhìn từ đền thờ Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

Pác Bó có gì lôi cuốn du khách?

Vùng căn cứ cách mạng Pác Bó có những điểm du lịch tâm linh giúp du khách có cơ hội tri ân với những người có công với đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham quan Nhà trưng bày Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Nhà trưng bày khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó

Trong không khí đầu năm, những cành đào phai chúm chím nở báo hiệu xuân đã về trên vùng đất biên cương giàu truyền thống cách mạng. Xuân này, du khách đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó sẽ nhận thấy nhiều đổi thay.

Bác Hồ về Pác Bó, Cao Bằng (28/01/1941).

Đất nước nở hoa từ mùa xuân năm ấy

Mùa xuân năm 1941 là một mùa xuân đặc biệt trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và dân tộc Việt Nam. Sự kiện ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ (28/01/1941), mùa xuân đầu tiên Người vượt qua biên giới Việt – Trung trở về Tổ quốc, kết thúc chặng đường dài sau gần ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, để rồi từ đó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân ấm no cho dân tộc.

Du khách tham quan bàn đá, nơi Bác làm việc trong thời gian Người sống và làm việc tại Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng).

Đón xuân Đinh Dậu nhớ bài thơ chúc Tết năm Kỷ Dậu của Bác Hồ

Khai bút đầu Xuân, làm thơ chúc Tết là cốt cách phương Đông của Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh. Một mùa xuân nữa lại về, chúng ta càng nhớ Bác nhiều hơn, nhớ về những vần thơ chúc Tết năm xưa của Bác.

Bác Hồ về nước (xuân Tân Tỵ 1941).

Tết đầu tiên của Bác Hồ tại Pác Bó

Ngày 28/1/1941 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng). Đồng bào Pác Bó - nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kính yêu của Đảng và dân tộc ta, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đó, Cao Bằng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với tên tuổi của Người, gắn liền với lịch sử vẻ vang của đất nước Việt Nam.

Du khách thăm Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Xuân ấm trên quê hương Pác Bó

“Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lê-nin/Hãy về thǎm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh”. Những vần thơ tha thiết của nhà thơ Tố Hữu đưa chúng tôi về thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó vào một ngày đầu xuân Đinh Dậu 2017. Cùng hòa vào niềm vui hân hoan của đất và người nơi đây bởi những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong năm 2016, để tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, vững bước trên con đường đổi mới.

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng hơn 40km.  Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là ‘‘đầu nguồn’’, Pác Bó cũng là ‘‘đầu nguồn’’ của Cách mạng Việt Nam.

Về với cội nguồn Pác Bó (Cao Bằng)

Không chỉ mang vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình”, Pác Bó còn là địa danh thiêng liêng gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam những năm 1941 – 1945.

Suối Lê-nin: Viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc.

Suối Lê-nin, viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc

Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, suối Lê-nin dường như không dành được sự quan tâm quá nhiều của các bạn trẻ vốn đang say mê hướng về những địa danh nổi tiếng đậm chất phiêu lưu. Tuy nhiên, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả.

Bác Hồ về Pác Bó, Cao Bằng (28/1/1941).

Mùa xuân 1941, Bác Hồ về Pác Bó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đối với dân tộc Việt Nam, mùa xuân năm 1941 thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, bởi đó là mùa xuân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã mang theo sắc xuân bất diệt cho đất nước Việt Nam.

Núi Các-Mác và suối Lê-Nin

Pác Bó - cội nguồn cách mạng

Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, là điểm đầu (km 0) của đường Hồ Chí Minh.

1, 2  Trang sau 
Báo Cao Bằng Online
Cao Bằng Portal

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 35


Hôm nayHôm nay : 1483

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 101722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7565058