Qua 2 năm thực hiện Đề án, Hà Quảng đã đạt được những kết quả tích cực, bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đã có một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cho thu nhập cao như: ngô ngọt, gừng hữu cơ, ớt hữu cơ…
Trong quá trình tổ chức thực hiện, để Đề án đi vào chiều sâu có hiệu quả, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân để thay đổi tư duy, nhận thức thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền được 217 cuộc với 9.765 lượt người tham gia.
Với đặc thù là huyện miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, huyện được phân chia làm hai tiểu vùng: vùng thấp có 11 xã và 2 thị trấn, là vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, có nhiều sông suối, đất canh tác chủ yếu trồng lúa nước và cây thuốc lá; vùng cao gồm 8 xã, là các xã đặc biệt khó khăn, không có nước sản xuất, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu bằng nước mưa, canh tác chủ yếu trên đất nương rẫy có độ dốc lớn trồng ngô, lạc, gừng là chủ yếu.
Qua 2 năm thực hiện Đề án, Hà Quảng đã đạt được những kết quả tích cực, bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đã có một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cho thu nhập cao như: ngô ngọt, gừng hữu cơ, ớt hữu cơ…trong đó, ngô ngọt trồng được 30 ha; gừng hữu cơ năm 2020 diện tích đạt 95 ha, năng suất đạt 190 tạ/ha, sản lượng 1.805 tấn, năm 2021 đạt 111,7 ha, năng suất ước đạt 170,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.899,2 tấn; ớt hữu cơ 05 ha, năng suất 10,5 tạ/ha; một số nông sản khác như lạc hàng hóa, thuốc lá, sản lúa chất lượng cao; bưởi da xanh cũng có những chuyển biến tích cực. Những kết quả đó góp phần đem lại thu nhập kinh tế ổn định cho bà con.
Mô hình trồng ngô ngọt tại xã Lương Can Với lợi thế một số vật nuôi là đặc sản địa phương, huyện phát triển các trang trại, dự án chăn uôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hiện nay, toàn huyện có 6 Hợp tác xã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh hiệu quả, huyện tập trung phát triển các loại vật nuôi đặc sản bản địa có giá trị kinh tế và khả năng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường như: trâu, bò, ngựa, gà, lợn đen (tổng đần trâu 11.732 con; tổng đàn bò 19.025; tổng đàn lợn 52.467 con).
Về lâm nghiệp, huyện thực hiện tốt công tác phát triển và bảo vệ sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có gắn với phát triển du lịch sinh thái, nâng cao giá trị rừng sản xuất, khuyến khcis mô hình kết hợp chăn nuôi với trồng cây ăn quả. Năm 2021 toàn huyện trồng được 14.484 cây.
Mô hình trồng gừng trâu tại xã Cải Viên Xác định ứng dụng khoa học công nghệ là then chốt để nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua huyện đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: trồng thuốc lá chất lượng cao, trồng gừng hữu cơ, ớt hữu cơ, trồng lạc L14, sử dụng các giống ngô, lúa cho ra năng suất cao, chất lượng tốt.
Để tập trung xây dựng và mở rộng các mô hình hợp tác kiểu mới, liên kết chặt chẽ theo chuỗi khép kín và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đến tiêu thụ sản phẩm, huyện còn tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ quan chuyên môn triển khai các nhiệm vụ khoa học và các mô hình thử nghiệm về cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy trình kỹ thuật thông minh trên địa bàn như: nuôi cá nheo Mỹ, nuôi cá Tầm tại xã Trường Hà; mô hình trồng dưa trong nhà nưới tại xã Đa Thông; áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá tại xã Lương Can; cải tạo lò sấy thuốc lá truyền thống bằng lò sấy Rocket rút ngắn thời gian sấy từ 5 ngày xuống 3 ngày. Các mô hình thử nghiệm bước đầu thành công và đem lại kết quả cao trong sản xuất, tới đây huyện tiếp tục nhân rộng trên địa bàn huyện ở những nơi có điều kiện phù hợp.
Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu của địa phương cũng được đẩy mạnh, các sản phẩm đặc trưng của huyện: Khẩu sli Nà Giàng, Rượu ngô Đinh Đông đạt chứng nhận sản phậm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, huyện triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tỉnh Cao Bằng” vào quá trình nghiên cứu, sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, sự phối kết hợp thực hiện chính sách liên kết giữa 4 nhà thường xuyên được quan tâm và đẩy mạnh.
Trong thời gian tới, huyện chủ trương tiếp tục triển khai và mở rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm giúp cho nông dân áp dụng, từng bước hạ giá thành sản phẩm với phương châm “an toàn, hiệu quả”, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng cao đến với người tiêu dùng./.
Văn Thị Như Quỳnh
Trường Chính trị Hoàng Đình Giong