Khi muốn tạo thuyết minh cho Slide tiếp theo, bạn chỉ việc nhấn nút mũi tên tương ứng với Slide cần chuyển trong mục Control Panel. Sau khi ghi âm, bạn nhấn nút Save & Close để quay trở lại giao diện chính của chương trình.
Tạo chỉ dẫn
Để bài trình diễn thêm phần sinh động và trực quan, bạn nên tạo các chỉ dẫn cho người xem bằng cách nhấn nút Add Annotations trên thanh Articulate. Tại cửa sổ vừa hiện ra, bạn chọn chế độ tạo chỉ dẫn tại mục Annotation, cụ thể là: (tạo một chỉ dẫn duy nhất), (tạo nhiều chỉ dẫn khác nhau). Tiếp đến, bạn chọn mẫu chỉ dẫn tại mục Shapes, gồm: Arrow (dấu mũi tên), Check (dấu kiểm), Cross (dấu gạch chéo), Rectangle (dấu viền chữ nhật), Spotlight (dấu khoanh vùng sáng). Sau cùng, bạn thiết lập các thông số liên quan đến các đối tượng chỉ dẫn vừa tạo (như màu nền, màu viền, hiệu ứng), rồi nhấn nút Save & Close.
Chèn nhạc nền
Trường hợp cần chèn nhạc nền vào Slide để làm bài thuyết trình thêm sinh động, bạn có thể sử dụng tính năng Import Audio của Articulate Presenter '09. Trong hộp thoại xuất hiện sau khi nhấn nút Import Audio từ thẻ Articulate, bạn nhấp đôi lên khoảng trống ở cột Audio (tương ứng với Slide ở cột Title), duyệt đến file nhạc trên máy, rồi nhấn OK.
Biên tập âm thanh
Sau khi ghi âm đoạn thuyết minh, hay chèn nhạc nền vào Slide, bạn có thể biên tập lại âm thanh rất dễ dàng bằng công cụ Audio Editor.
Bạn kích hoạt tính năng Audio Editor từ thẻ Articulate. Trên cửa sổ Audio Editor xuất hiện, bạn chọn Slide chứa nội dung âm thanh cần biên tập từ cột bên trái, tiếp đó sử dụng các chức năng Cut, Copy, Paste… để cắt, ghép âm thanh. Sau cùng, bạn nhấn nút Save & Close để lưu và đóng cửa sổ biên tập lại.
Mẹo: Nếu muốn sao chép một đoạn âm thanh từ Slide này sang Slide khác, bạn chỉ việc bôi đen đoạn âm thanh cần sao chép, rồi nhấn nút Set Next Slide trên thanh công cụ.
Đính kèm tập tin
Khi cần liên kết đến một tập tin nào đó từ PowerPoint, bạn có thể sử dụng tính năng Attachments của AP9. Trong cửa sổ cùng tên xuất hiện, bạn nhập thông tin vào các cột: Title (tên liên kết), Type (loại liên kết), Path (đường dẫn). Xong, nhấn OK.
Chèn trò chơi
Đây là một trong những tính năng khá độc đáo của AP9. Với tính năng nầy, dù không có tí khái niệm nào về lập trình song bạn vẫn có thể tạo được một game nho nhỏ để chèn vào bài trình diễn của mình. Chỉ cần nhấn nút Learning Games > đánh dấu trước lựa chọn Add a learning game slide. Tiếp theo, bạn chọn một trong ba game mà chương trình cung cấp ở mục Learning game type; đặt tên cho game tại mục Learning game title; thiết lập số điểm mà người chơi cần phải vượt qua tại mục Passing score; giới hạn thời gian trả lời câu hỏi ở mục Default question time limit. Xong, nhấn Next.
Trong cửa sổ tiếp theo, bạn đánh dấu trước lựa chọn Display instructions nếu muốn chương trình nêu rõ luật chơi, ngược lại thì chọn Don’t display instructions > nhấn Next.
Tiếp theo, bạn nhấn nút Add > chọn kiểu trả lời tại mục Question type, gồm: Multiple choise (nhiều lựa chọn), và True/False (đúng/sai). Sau đó, bạn gõ câu hỏi vào khung Enter the question here, gõ đáp án vào khung Enter the answer here > đánh dấu mục Correct trước lựa chọn đúng > sau đó nhấn Done.
Trong cửa sổ kế tiếp, bạn gõ nội dung thông báo chúc mừng nếu người chơi vượt qua thử thách (mục Pass Feedback), hoặc lời động viên khi người chơi trả lời sai (mục Fall Feedback). Sau cùng, nhấn Next > Finish để hoàn tất.
Bên cạnh đó, chương trình còn tích hợp một số tính năng khác cũng thú vị không kém, như: Flash Movie (chèn Flash vào PowerPoint), Web Object (chèn nội dung web vào PowerPoint), Player Templates (thiết lập hình thức trình diễn)…
Hoàn tất công đoạn biên soạn, bạn nhấn nút Preview trên thẻ Articulate để xem lại kết quả; hoặc nhấn nút Publish > chọn định dạng cần xuất và thư mục lưu trữ nội dung sau khi xuất > nhấn nút Publish để hoàn tất.